CÁCH NGÂM RƯỢU TỎI CHỮA BỆNH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Trong thời kì internet bùng nổ như hiện nay, việc tìm kiếm một bài viết về cách ngâm rượu tỏi trở nên đơn giản chỉ sau một cú click chuột. Tuy nhiên nhiều người dường như chỉ chăm chú vào việc ngâm rượu tỏi như thế nào ngon, ngâm rượu tỏi ngâm thế nào đúng cách mà quên đi rằng rượu tỏi cũng chính là một trong những bài thuốc giúp chữa bệnh và điều trị bệnh rất tốt. Việc sử dụng tỏi ngâm rượu cũng là một trong những điểm đáng lưu ý. Cùng Rượu Kim Sơn 24h tìm hiểu về cách ngâm rượu tỏi và tác dụng của rượu tỏi trong phòng và trị bệnh qua bài viết sau.

  1. Công dụng của tỏi và những ý kiến của chuyên gia.

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, nguyên Trưởng khoa Dược của Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, tỏi có tên khoa học là Allium Sativum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có chứa i ốt và tinh dầu, tuy nhiên thành phần của yếu của nó vẫn là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và các loại ký sinh trùng. Trong Đông y, tỏi ngâm rượu có tác dụng tăng cường sức đề kháng đối với cơ thể, phòng và điều trị rất nhiều bệnh khác nhau.

toi-ngam-ruou

Công dụng của rượu tỏi trong chữa bệnh

  1. Công dụng của rượu Tỏi, tỏi ngâm rượu chữa bệnh gì?

Theo các nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng tỏi có thể chữa được khoảng 4 nhóm bệnh dưới đây:

  • Các bệnh về xương khớp: mỏi xương khớp, viên đau các khớp, vôi hóa các khớp
  • Bệnh về đường hô hấp: Viên phế quản, viêm họng, hen phế quản…
  • Bệnh tim mạch: Tăng huyến áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch
  • Bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, tá tràng, ợ chua, khó tiêu.

Cũng theo Dược sĩ Võ Hùng Mạnh, tỏi là một vị thuốc có tính nóng nên cần phải rất lưu ý khi sử dụng và chế biến. Có một số trường hợp sử dụng rượu tỏi để điều trị cao huyết áp có dấu hiệu giảm nhưng sau một thời gian huyết áp lại cao trở lại. Do đó, nếu dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động tăng giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt của từng người. Sử dụng tỏi ngâm rượu sau 2 – 3 tuần, người bệnh phải giảm liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn để duy trì hiện quả điều trị. Ngoài ra, sử dụng rượu tỏi trong điều trị cao huyết áp và phòng ngừa các bệnh về tim mạch cần phối hợp với một chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, giảm lượng chất béo trong các loại động vật và tăng cường vận động.

Lưu ý: Tỏi cũng có thể gây dị ứng nổi mẩn và ngứa ngáy ở một số người. Người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật không nên sử dụng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi sự ảnh hưởng của các dòng thuốc chống đông máu trong giải phẫu.

  1. Cách ngâm rượu tỏi, cách làm tỏi ngâm rượu

Cách ngâm rượu tỏi rất đơn giản và thời gian ngâm nhanh chóng, rất đơn giản chỉ sau 2 tuần là bạn đã có thể sử dụng được rồi.

Lựa chọn nguyên liệu ngâm rượu tỏi:

  • Chọn tỏi ngâm rượu:
    • Hiện nay có rất nhiều loại tỏi được sử dụng để ngâm cho bạn lựa chọn: tỏi Lý Sơn, tỏi Bắc Giang, tỏi Kinh Môn(Hải Dương), tỏi Phú Yên,… đây đều là những loại tỏi có thể sử dụng để ngâm được… Nếu có điều kiện bạn cũng có thể chọn loại tỏi Đen, đây được mệnh danh là ông vua của các loại tỏi tuy nhiên giá thành của tỏi thì không phải ai cũng sử dụng được.
    • Lựa chọn các củ tỏi chắc khỏe, không mối mọt, sâu đục, những củ tỏi bị mọc mầm cần loại bỏ không nên sử dụng, ưu tiên những của tỏi già để ngâm vì loại này ít mọc mầm so với củ non.
  • Lựa chọn rượu ngâm:
    • Lựa chọn loại rượu có nồng độ rượu từ 40-45 độ(Nếu sử dụng rượu nếp ngâm rượu thì rất tốt.) Sử dụng những loại rượu nếp được nấu bằng men thuốc bắc sẽ có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
    • Lựa chọn những địa chỉ bán rượu uy tín, cam kết chất lượng tránh mua phải những loại rượu nhái, kém chất lượng,

Xem thêm: Cách phân biệt rượu thật và rượu giả.

Cách ngâm rượu tỏi tốt cho sức khỏe

  • Cách ngâm rượu tỏi nguyên tép:
      • Bước 1: Đen tỏi ra phơi nắng cho khô ráo, loại trừ bớt các loại vi khuẩn ký sinh trùng trên củ tỏi. Phơi khoảng 4-5 nắng sau đó bóc vỏ.
      • Bước 2: Sau khi tỏi đã được bóc vỏ, rửa qua rượu để tỏi sạch hoàn toàn. Lưu ý khi ngâm tỏi với loại rượu nào thì rửa với loại rượu đó.
      • Bước 3: Để khô sau đó đổ tỏi lên chảo và sao qua khoảng 4-5 phút sau đó tắt bếp và đổ tỏi ra. Lưu ý: Đảo đều tanh tránh làm cháy tỏi.
      • Bước 4: Đổ tỏi và rượu vào bình theo tỷ lệ ½ . Cứ 1 kg tỏi cho vào 2 lít rượu nếp.
      • Bước 5. Đậy thật kín để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 60 ngày có thể sử dụng được.
      • Lưu ý: Rượu thành phẩm sẽ có màu hơi xanh một chút.
  • Cách ngâm rượu tỏi thái lát:
    • Đây là cách ngâm được nhiều người lựa chọn vì thời gian ngâm ngắn ngày, nhanh sử dụng được.
    • Bước 1: Phơi khô tỏi sau khoảng 4-5 nắng. Sau đó đem bóc vỏ
    • Bước 2: Thái lát tỏi, mỏng chừng 0,5 – 1cm theo chiều ngang.
    • Bước 3: Đổ tỏi lên chảo sao qua lửa chừng 3 phút.
    • Bước 4: Đổ hỗn hợp tỏi và rượu vào bình theo tỷ lệ ½ . Cứ 1kg tỏi cho 2 lít rượu nếp trắng.
    • Sau 30 ngày là có thể sử dụng được. Sau 2 ngày rượu sẽ đổi màu vàng và sau 2 tuần thì rượu sẽ chuyển thành màu vàng của nghệ. Lưu ý: Lắc đều bình rượu mỗi ngày 1 lần.

Hướng dẫn sử dụng rượu tỏi trong chữa bệnh

Điều trị cao huyết áp: Mỗi lần sử dụng từ 15 – 20 giỏt, ngày dùng 2 lần. Uống sau ăn. Thời gian dùng từ 2 – 3 tuần.

Nâng cao sức khỏe: Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn. Không sử dụng quá 100ml sẽ làm phản tác dụng.

Lưu ý: Theo như khuyến cáo của Dược sĩ Mạnh, tỏi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do vậy, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Để nguyên tép tỏi để ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.

Trên đây là những cách ngâm rượu tỏi giúp chữa bệnh rất tốt mong rằng sẽ nhận được sự đón nhận của các quý vị. Nếu thấy hay hãy chia sẻ để nhiều người biết đến và hãy cho tôi những góp ý chân thành để xây dựng một cộng đồng người sử dụng rượu tốt nhất.

Tham khảo: Vnexpress.net

Chuyên mục: BLOG RƯỢU,TIN TỨC